Skip to main content

RxSwift: Các cách khởi tạo Observable trong RxSwift

Lời mở đầu:


RxSwift là một Extension của ReactiveX được viết bằng ngôn ngữ Swift. Nó là sự kết hợp của Observer Pattern, Iterator Pattern và Functional Programing. RxSwift giúp cho công việc trở nên đơn giản hơn. RxSwift giúp tối giản và hạn chế việc sử dụng các Notifications và Delegate Pattern đi kèm với các câu lệnh if/else và các block code lồng nhau phức tạp trong code. Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu với các bạn về những cách để tạo ra một Observable trong RxSwift.

.just( ):


.just( ) là một phương thức trong RxSwift, nó giúp tạo ra một Observable chỉ với duy nhất một element. Ngay khi được gọi, Observable.just( ) sẽ emit ra một element duy nhất và sau đó sẽ terminate.
        let disposeBag = DisposeBag()
        let observable = Observable.just("this is element")
        observable.subscribe { element in
            print(element)
        }
        .disposed(by: disposeBag)
Kết quả:
        next(this is element)
        completed

.of( ):


.of( ) cho phép khởi tạo một Observable với một chuỗi các phần tử cho trước. Kiểu dữ liệu của Observable sẽ là kiểu dữ liệu của các phần tử được truyền vào. Các phần tử sẽ lần lượt được emit theo thứ tự truyền vào, sau đó Observable sẽ terminate.
        let disposeBag = DisposeBag()
        let observable = Observable.of(2, 5, 1, 3, 6, 4)
        observable.subscribe { element in
            print(element)
        }
        .disposed(by: disposeBag)
Kết quả:
        next(2)
        next(5)
        next(1)
        next(3)
        next(6)
        next(4)
        completed

.from( ):


.from( ) cho phép khởi tạo một Observable với một chuỗi các phần tử trong một mảng cho trước. Kiểu dữ liệu của Observable sẽ là kiểu dữ liệu của các phần tử trong mảng. Các phần tử sẽ lần lượt được emit theo thứ tự trong mảng, sau đó Observable sẽ terminate.
        let disposeBag = DisposeBag()
        let observable = Observable.from([2, 5, 1, 3, 6, 4])
        observable.subscribe { element in
            print(element)
        }
        .disposed(by: disposeBag)
Kết quả:
        next(2)
        next(5)
        next(1)
        next(3)
        next(6)
        next(4)
        completed

.empty( ):


.empty( ) cho phép tạo ra một Observable nhưng không có bất kỳ element nào cả. Observable sẽ chỉ emit ra duy nhất một sự kiện .completed để terminate.
        let disposeBag = DisposeBag()
        let observable = Observable<Void>.empty()
        observable.subscribe(
            onNext: { element in
                print(element)
            },
            onError: {error in
                print(error)
            },
            onCompleted: {
                print("onCompleted")
            },
            onDisposed: {
                print("onDisposed")
            })
            .disposed(by: disposeBag)
Kết quả:
        onCompleted
        onDisposed

.never( ):


.never( ) cho phép tạo ra một Observable không có bất kỳ element nào cả và cũng không bao giờ terminate.
        let disposeBag = DisposeBag()
        let observable = Observable<Void>.never()
        observable.subscribe(
            onNext: { element in
                print(element)
            },
            onError: {error in
                print(error)
            },
            onCompleted: {
                print("onCompleted")
            })
            .disposed(by: disposeBag)
Kết quả:
        //không emit bất cứ event nào.

.range(start: , count: ):


.range(start: , count: ) cho phép tạo ra một Observable với giá trị ban đầu (start) và số lượng các element tuần tự được tạo ra (count), sau đó sẽ terminate.
        let disposeBag = DisposeBag()
        let observable = Observable.range(start: 1, count: 10)
        observable.subscribe { element in
            print(element)
        }
        .disposed(by: disposeBag)
Kết quả:
        next(1)
        next(2)
        next(3)
        next(4)
        next(5)
        next(6)
        next(7)
        next(8)
        next(9)
        next(10)
        completed

Comments

Popular posts from this blog

MVVM và VIPER: Con đường trở thành Senior

Trong bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về MVC và MVP để ứng dụng cho một iOS App đơn giản. Bài này chúng ta sẽ tiếp tục ứng dụng 2 mô hình MVVM và VIPER . Nhắc lại là ứng dụng của chúng ta cụ thể khi chạy sẽ như sau: Source code đầy đủ cho tất cả mô hình MVC, MVP, MVVM và VIPER các bạn có thể download tại đây . MVVM MVVM có thể nói là mô hình kiến trúc được rất nhiều các cư dân trong cộng đồng ưa chuộng. Điểm tinh hoa của kiến trúc này là ở ViewModel , mặc dù rất giống với Presenter trong MVP tuy nhiên có 2 điều làm nên tên tuổi của kiến trúc này đó là: ViewModel không hề biết gì về View , một ViewModel có thể được sử dụng cho nhiều View (one-to-many). ViewModel sử dụng Observer design pattern để liên lạc với View (thường được gọi là binding data , có thể là 1 chiều hoặc 2 chiều tùy nhu cầu ứng dụng). Chính đặc điểm này MVVM thường được phối hợp với các thư viện hỗ trợ Reactive Programming hay Event/Data Stream , đây là triết lý lập trình hiện đại và hiệu

Alamofire vs URLSession

Alamofire vs URLSession: a comparison for networking in Swift Alamofire and URLSession both help you to make network requests in Swift. The URLSession API is part of the foundation framework, whereas Alamofire needs to be added as an external dependency. Many  developers  doubt  whether it’s needed to include an extra dependency on something basic like networking in Swift. In the end, it’s perfectly doable to implement a networking layer with the great URLSession API’s which are available nowadays. This blog post is here to compare both frameworks and to find out when to add Alamofire as an external dependency. Build better iOS apps faster Looking for a great mobile CI/CD solution that has tons of iOS-specific tools, smooth code signing, and even real device testing? Learn more about Bitrise’s iOS specific solutions! This shows the real power of Alamofire as the framework makes a lot of things easier. What is Alamofire? Where URLSession can be found within the s

Fileprivate vs private: Giải thích sự khác biệt

Fileprivate vs private in Swift: The differences explained Fileprivate and private are part of the access control modifiers in Swift. These keywords, together with internal, public, and open, make it possible to restrict access to parts of your code from code in other source files and modules. The private access level is the lowest and most restrictive level whereas open access is the highest and least restrictive. The documentation of Swift will explain all access levels in detail to you, but in this blog post, I’m going to explain the differences between two close friends: fileprivate and private. Build better iOS apps faster Looking for a great mobile CI/CD solution that has tons of iOS-specific tools, smooth code signing, and even real device testing? Learn more about Bitrise’s iOS specific solutions! Open access is the highest (least restrictive) access level and private access is the lowest (most restrictive) access level. This will improve readability and mak